1 Bi kịch của các diễn viên nhí: Chấn thương tâm lý vì cảnh sốc 14/5/2013, 09:34
moon..
Thành viên mới
ữ diễn viên Oliwia Dabrowska vừa lên báo để nói về “nhiều năm bị chấn thương tâm lý và tủi thẹn” sau khi đóng phim Danh sách Schindler (Schindler's List) của đạo diễn Mỹ Steven Spielberg.
Oliwia Dabrowska hiện nay và khi đóng phim Danh sách Schindler.
Từ chuyện của Dabrowska, người ta đặt ra câu hỏi: các diễn viên “nhí” khác bị ảnh hưởng tâm lý như thế nào vì các vai diễn của mình trong những bộ phim dành cho người lớn?
Hoảng loạn khi xem vai diễn của chính mình
Kể về nạn tàn sát người Do Thái của Phát xít Đức, phim Danh sách
Schindler mô tả cô bé Genia trong một khu người Do Thái ở Krakow (Ba Lan) - thành phố Dabrowska.
Trong phim, nhân vật Genia mặc chiếc áo choàng màu đỏ và đây là một trong những cảnh hiếm hoi có màu sắc trong bộ phim đen trắng này. Trong phim, nhà công nghiệp Oskar Schindler (Liam Neeson thủ vai) đã vô cùng sốc khi nhận ra chiếc áo choàng đỏ của Genia trên một chiếc xe chở xác người, sau khi cô bé bị Phát xít Đức giết hại. Chiếc áo đỏ đã góp phần thúc đẩy Schindler nỗ lực hành động và cứu hơn 1.000 người Do Thái thoát khỏi cái chết trong các trại tập trung của Phát xít Đức.
Năm 1993, Oliwia Dabrowska mới chỉ 3 tuổi khi thủ vai cô bé Genia mặc áo đỏ. Giờ đây, sau hơn 20 năm, Dabrowska chia sẻ rằng, năm 11 tuổi, cô đã vô cùng đau đớn và sợ hãi khi lần đầu tiên xem lại vai diễn lịch sử của mình.
“Lúc đó, tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ xem lại bộ phim này nữa” - Dabrowska kể lại - đặc biệt là những cảnh giết chóc và ngược đãi trong phim, những cảnh khiến người lớn xem cũng thấy khiếp sợ.
Dabrowska cho biết, thực ra đạo diễn Spielberg đã khuyên cô không xem phim cho đến năm cô 18 tuổi. Tuy nhiên, Dabrowska không cưỡng lại được sự tò mò của mình và đã xem phim. Cô thừa nhận, đây là một quyết định mà cô thực sự thấy “ân hận”.
Tồi tệ hơn là sau đó nhiều người hay hỏi Dabrowska về nạn tàn sát người Do Thái, cứ như thể vai diễn trong phim đã biến cô trở thành một chuyên gia về vấn đề này.
“Sau khi xem xong phim tôi thấy xấu hổ và tức giận với bố mẹ mỗi khi họ nói chuyện với bất cứ ai về vai diễn đó. Song nhiều người đã nói với tôi: "Vai diễn này rất quan trọng đối với cháu. Cháu phải biết về nạn tàn sát người Do Thái của Phát xít Đức". Tuy nhiên, tôi chỉ thấy chán nản khi mọi người nói như vậy” - cô thổ lộ.
Nhưng giờ thì “nỗi khiếp sợ” của Dabrowska đã trở thành niềm tự hào. “Tôi đã được tham gia một bộ phim mà tôi có thể tự hào” – Dabrowska nói. Cô vẫn theo đuổi nghề diễn xuất như một sở thích và hy vọng sẽ làm việc trong ngành xuất bản sau khi tốt nghiệp ngành học Khoa học Thư viện.
Dư chấn tâm lý
Trong ngành công nghiệp điện ảnh, người ta có đủ mánh lới để “dụ” các diễn viên nhí làm những việc mà các đạo diễn cần. Với những trường hợp như của Dabrowska, họ thường áp dụng cách giữ kín nội dung phim.
Danny Lloyd - diễn viên nhí trong phim kinh dị tâm lý The Shining (1980) – không hề biết cậu đang tham gia diễn xuất trong một bộ phim kinh dị tâm lý.
Còn Linda Blair khẳng định cô không hề biết mình làm gì khi được đề nghị phải phun ra những lời báng bổ và có hành động thủ dâm với một cây thập ác khi đóng phim The Exorcist. Blair cho biết, tồi tệ hơn nữa là sau khi phim ra rạp, mọi người đã khiếp sợ cô, như thể cô chính là nhân vật trong phim. Sau này, sự nghiệp diễn xuất của Blair cũng đã tàn lụi bởi những chuyện có liên quan đến ma túy.
Rõ ràng, khi mời các diễn viên nhí tham gia những bộ phim gây chấn động tâm lý hoặc phim người lớn, các đạo diễn phải có trách nhiệm với họ. Song thực tế không phải lúc nào cũng diễn ra như vậy.
Linda Blair khẳng định cô không hề biết mình làm gì khi được đề nghị phải phun ra những lời báng bổ và có hành động thủ dâm với một cây thập ác khi đóng phim The Exorcist |
Nhờ cách xử lý “khéo léo” của đạo diễn nên vai diễn đó không gây ra ác mộng tâm lý cho Bright. Sau này, anh tiếp tục thủ diễn trong loạt phim Chạng vạng và nhiều tác phẩm điện ảnh khác.
Song việc đưa các diễn viên nhí tham gia những bộ phim người lớn hoặc mang nội dung sốc/nhạy cảm vẫn gây tác hại phần nào tới họ, kể cả khi đạo diễn có xử lý “khéo”. Đơn cử như Drew Barrymore đã trải qua một tuổi thơ "dữ dội" do nghiện ma túy và lạm dụng rượu, từng 2 lần vào trại cai nghiện, sau khi thủ diễn trong phim khoa học viễn tưởng E.T của đạo diễn Spielberg. Nhưng sau này cô đã khôi phục lại được sự nghiệp diễn xuất của mình.
Jodie Foster và Brooke Shields cũng có những khoảng thời gian sóng gió sau khi họ thủ vai những đứa trẻ hành nghề mại dâm trong phim Taxi Driver và Pretty Baby, nhưng rồi họ vẫn tiếp tục thành công trong ngành công nghiệp điện ảnh.